ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÚ GIÁO
TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP
Bệnh loét trên cây có múi | Phú giáo đẩy mạnh phát triển cây trồng công nghệ cao, giữ vững chuẩn vietgap | Bệnh viêm hô hấp mãn tính trên gà (bệnh crd - bệnh hen gà) | Tập huấn quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn vietgap | Phú giáo: công bố và trao giấy chứng nhận sản phẩm đạt tiêu chuẩn vietgap cho các sản phẩm nông nghiệp, đợt 1, năm 2025 | Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh bình dương: tăng cường giám sát cơ sở sản xuất theo tiêu chuẩn vietgap, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững | Rầy mềm gây hại cây có múi | Đón tiếp đoàn trung tâm dịch vụ nông nghiệp tp. tân uyên tham quan mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện phú giáo | Một số lưu ý chăm sóc gia cầm giai đoạn chuyển mùa | Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh bình dương: tập huấn thiết lập mã vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu và mã vùng sản xuất nội địa | Khai giảng lớp huấn luyện ffs – iphm trên cây sầu riêng tại huyện phú giáo | Chuyển giao khoa học kỹ thuật | Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su xã tân long | Sâu vẽ bùa trên cây có múi | Bệnh corynespora trên cây cao su | Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật ttdvnn | Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su tại xã tân hiệp | Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên nông dân xã phước sang | Điều tra tình hình sinh vật gây hại xã tam lập | Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện phú giáo họp giao cán bộ điều tra tháng 2 và phương hướng hoạt động tháng 3/2025 |
QUY TRÌNH TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY HỒ TIÊU  
Cập nhật ngày
11/06/2021 , Duyệt nội dung -

Để vườn tiêu khỏe mạnh và đạt hiệu quả cao, bà con nông dân cần tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây tiêu . Đây là một loại cây có giá trị kinh tế cao, thời điểm hiện tại 1kg tiêu hạt khô có giá xấp xỉ 70.000-80.000đ, đang được người dân ở huyện Phú Giáo phát triển diện tích.

 

Kỹ thuật trồng tiêu – Chăm sóc cây hồ tiêu – Hình minh họa

Để tiêu cho năng suất cao, sinh trưởng bền vững, bà con cần phải nắm vững quy trình chăm sóc cũng như kỹ thuật trồng tiêu sao cho đúng cách, mời bà con cùng theo dõi.

1. Về đất đai:

Vấn đề lưu ý ở đây là hãy sử dụng nguồn phân hữu cơ để bón cho đất. Nguồn hữu cơ có thể tận dụng từ rơm rạ, thân bắp, vỏ cà phê, vỏ khoai mì …  xác, bả thực vật. Các loại phân chuồng như phân trâu bò, phân heo, phân gà…. được ủ cho hoai mục. Việc ủ này nên sử dụng thêm vi nấm đối kháng Trichoderma sp loại tốt có trên thị trường

Hiện nay có rất nhiều loại phân thuốc giả, phân bò giả. Phân bò giả gồm mạc cưa + đất đen + ít cọng rơm rạ và ít miếng phân bò, không sử dụng phân bò này vì dể làm chết dây tiêu.

Tác dụng của hữu cơ trong nghề trồng tiêu là cực lớn để góp phần giúp vườn tiêu không bị chết. Đối với nghề trồng tiêu, nếu không có hữu cơ, xin đừng trồng tiêu! Dù là vườn tiêu mới trồng hay vườn tiêu đã cho trái, mỗi nọc (trụ) tiêu, nên bón khoảng 20kg-40kg hữu cơ/năm vào đầu và cuối mùa mưa. Hiện nay trên thị trường cũng có nhiều loại phân vi sinh hữu cơ dành cho cây tiêu.

2. Về đào hố trồng tiêu:

Mỗi hố trồng tiêu có kích thước trung bình khoảng 60x60x60cm. Lớp đất mặt 30cm nên để riêng 1 bên và sẽ đổ lại vào đáy hố sau đó. Phần đất còn lại được trộn đều chung với vài chục kg phân hữu cơ và khoảng 0,3 kg- 0,5kg phân lân, hoặc NPK

Bà con không nên đào hố và trồng âm dưới mặt đất, vì bộ rễ rất khó phát triển mạnh do trụ tiêu dể bị úng trong mùa mưa, mặt hố thấp rất dể bị đóng váng, rễ tiêu bị thiếu oxy và là nơi lý tưởng cho nấm bệnh sinh sôi gây hại.

3. Giống tiêu : Trong các giống tiêu đang trồng phổ biến ở Miền Đông và Tây Nguyên, nếu lập vườn mới, nên chọn giống tiêu Vĩnh Linh (Lada Belantoeng-Indonesia) vì nó có ưu điểm hơn cả, cho năng suất cao nhờ nhiều chuổi, chuổi dài, đóng hạt khít và trọng lượng hạt cao. Giống tiêu Trung cho năng suất và tính chống chịu bệnh kém hơn tiêu Vĩnh Linh. Tiêu Ấn Độ đóng hạt rất khít nhưng tiêu bò lên cao mới phân cành nhánh ác, buộc người trồng phải dùng biện pháp đôn dây. Bà con có thể liên hệ Trung tâm để được hướng dẫn về giống

Ngoài phân hữu cơ, vi sinh, cần bón phân hóa học cho vườn tiêu khoảng 6 lần thay vì bón 3 lần/năm như thông thường. Số lượng phân  bà con có thể sử dụng phân hỗn hợp NPK 16-16-8, nên phối trộn thêm phân K2SO4, với tỉ lệ 85% NPK 16.16.8.13S + 15% K2SO4. Lượng phân bón cho mỗi trụ tiêu từ 100g – 150g/lần bón. Chú ý bón 6 đến 8 lần/năm. 

Xới đất nhẹ xung quanh tán tiêu và phân được rãi đều lên đó rồi lấp đất lại. Từ tháng 7 đến tháng 11, chỉ rãi phân xung quanh tán cây mà không nên xới đất để lấp phân. Phun Phân Bón Lá loại tốt là biện pháp canh tác rất hiệu quả để vườn tiêu sung tốt và đạt được năng suất cao. Đây cũng là giải pháp chống lại tình trạng tiêu ra chuổi ít, cách năm. Bà con có thể kết hợp với phân bón qua lá, giúp cây tăng khả năng ra hoa và đậu trái.

4. Phòng bệnh cho tiêu:

Biện pháp sinh học:

- Sử dụng chế phẩm sinh học có chứa các hỗn hợp của nấm đối kháng như Trichoderma, xạ khuẩn Steptomices, vi khuẩn Bacillus, các vi sinh vật có ích khác và thảo mộc trừ tuyến trùng chứa các hoạt chất Saponin, ankanoid), nấm ký sinh côn trùng Metarhizium với phân vi sinh, phân hữu cơ hoai mục để phòng trừ nấm và tuyến trùng gây bệnh trong đất.

Sử dụng các chế phẩm sinh học trên để bón kết hợp với các đợt bón phân cho cây, rắc chế phẩm (trong vùng rễ) rồi phủ lớp đất lên. Trong mùa khô có thể hòa chế phẩm sinh học trong nước để tưới kết hợp.

 Biện pháp hoá học:

Thuốc hoá học phải được sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng, chỉ sử dụng các thuốc đã được đăng ký sử dụng trên cây hồ tiêu trong Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng ở Việt Nam.

- Đối với bệnh chết nhanh:

+ Những vườn đã có ổ bệnh chết nhanh từ vụ trước, tiến hành xử lý phòng bệnh bằng thuốc hóa học 1 lần vào đầu mùa mưa.

+ Xử lý ổ bệnh: Tiến hành vào đầu hoặc giữa mùa mưa, xử lý thuốc 2 lần cách nhau 7-10 ngày.

Xử lý các cây tiêu chớm bị bệnh và các cây xung quanh vùng bệnh bằng các loại thuốc có hoạt chất axít Phosphoric, hoạt chất Fosetyl-aluminium (95%), hoạt chất Metalaxyl. Nồng độ, liều lượng thuốc sử dụng theo khuyến cáo trên bao bì.

Cần bổ sung các chế phẩm có hoạt chất Chitosan sau những lần dùng thuốc hóa học để tăng cường hệ vi sinh vật có ích cho cây tiêu.

- Đối với bệnh chết chậm (do sự kết hợp gây hại của tuyến trùng và một số nấm trong đất gây ra):

Khi bệnh chết chậm xuất hiện sử dụng các loại thuốc trừ tuyến trùng, thuốc trừ nấm bệnh, thuốc trừ rệp sáp để phòng trừ, nồng độ và liều lượng theo khuyến cáo trên bao bì. Xử lý thuốc 1-2 lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày, xử lý các cây bị bệnh và các cây xung quanh vùng cây bị bệnh.

Trừ tuyến trùng: Dùng các thuốc trừ tuyến trùng vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa, nếu đã sử dụng chế phẩm sinh học thì chỉ sử dụng thuốc hóa học 1 lần (vào tháng 4 hoặc tháng 10).

Trừ nấm đất: Sử dụng thuốc có hoạt chất Carbendazim, Metalaxyl, Mancozeb, … xử lý 1 hoặc 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa bằng phương pháp tưới hoặc sục gốc. Khi sử dụng thuốc BVTV phải đảm bảo thời gian cách ly theo khuyến cáo trên bao bì.

Lưu ý: không được xử lý thuốc hóa học vào vị trí đã bón chế phẩm sinh học; nếu diện tích đã nhiễm bệnh cần xử lý thuốc hóa học thì phải xử lý thuốc hóa học trước khi bón chế phẩm 15-20 ngày.

5. Các biện pháp khác:

Giử cỏ trong vườn: Có thể nói, gần 100% vườn tiêu từ Miền Đông đến Tây Nguyên đều sạch cỏ. Vườn tiêu càng làm sạch cỏ bao nhiêu, bệnh chết dây tiêu càng nhiều và nặng bấy nhiêu.

Giữ cỏ trong vườn sẽ có sự canh tranh về dinh dưỡng với cây tiêu nhưng đấy không là vấn đề lớn. Trung bình mỗi tháng cắt cỏ một lần cũng phần nào trả lại dinh dưỡng cho đất. Việc giữ cỏ trong vườn nhằm vào các mục tiêu lớn hơn : giữ ẩm và chống nhiệt độ đất tăng cao trong mùa nắng, chống lại sự lèn mặt đất, đóng váng trong mùa mưa, tạo hệ sinh thái tốt để thiên địch phát triển chống lại rếp sáp, tuyến trùng, và ý nghĩa quyết định nhất là việc tạo ra hệ vi sinh vật hữu ích cực kỳ quý giá để chống lại bệnh gây chết dây tiêu.

Có thể sử dụng một số loại cỏ như Cỏ Ba Lá, Xin hãy giử cỏ trong vườn nếu trồng tiêu !

LỊCH CÔNG TÁC
 
Quản lý văn bản
Quản Giao việc
THÔNG BÁO
THÔNG BÁO: VỀ VIỆC RÀ SOÁT CÁC TỔ CHỨC CÁ NHÂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÓ NHU CẦU THAM GIA CHỨNG NHẬN VIETGAP, OCOP, MÃ SỐ VÙNG TRỒNG, CHUYỂN ĐỔI SỐ, LIÊN KẾT TIÊU THỤ
Cập nhật ngày 13/02/2025 , Duyệt nội dung -
 
DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH CỦA HUYỆN TRONG THÁNG 01 NĂM 2025 VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Cập nhật ngày 31/12/2024 , Duyệt nội dung -

THÔNG BÁO VỀ CÁC SẢN PHẨM GIAO THƯƠNG TRUYỀN THỐNG VÀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU SANG TRUNG QUỐC
Cập nhật ngày 21/10/2024 , Duyệt nội dung -

 
CƠ CÂU BỘ GIỐNG CAO SU ÁP DỤNG GIAI ĐOẠN VIỆT NAM 2022-2026, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
Cập nhật ngày 18/10/2024 , Duyệt nội dung -

CƠ CÂU BỘ GIỐNG CAO SU ÁP DỤNG GIAI ĐOẠN VIỆT NAM 2022-2026, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030

(Theo Quyết định số 50/QĐ-HĐQTCSVN ngày 01/11 / 2021 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn CNCS...

HƯỚNG DẪN ĐIỀU KIỆN XUẤT KHẨU QUẢ BƯỞI TƯƠI TỪ VIỆT NAM SANG HÀN QUỐC
Cập nhật ngày 09/09/2024 , Duyệt nội dung -
Các điều kiện xuất khẩu quả bưởi tươi từ Việt Nam sang Hàn Quốc cho các tổ chức, cá nhân, Hợp tác xã,… trên địa bàn tỉnh có nhu cầu xuất khẩu, cụ thể như sau: 1. Yêu cầu chung 1.1 Yêu cầu về...
12
Nghị định 109/2018/nđ-cp về nông nghiệp hữu cơ

SỐ LƯỢNG TRUY CẬP
9 5 1
Online trong ngày: 1,890
Đang online: 01
TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ GIÁO TỈNH BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Khu phố 2, Thị Trấn Phước Vĩnh, Huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Điên thoại: 0274.3.672.316 Email:ttdvnnpg@gmail.com
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Trường Hải - Giám đốc Trung tâm