Trên cây bưởi có 2 loài nhện nhỏ gây hại nghiêm trọng, đó là nhện đỏ và nhện vàng.
Nhện gây hại trên các bộ phận non, tập trung trên bề mặt của lá ăn lớp biểu bì tạo thành những chấm nhỏ li ti, vết chấm lan rộng, lá có màu ánh bạc, có thể khô và rụng lá.
Trên trái, nhện thường sống tập trung ở phần cuống trái, đáy trái. Khi trái còn non, nhện chích và hút dịch ở lớp biểu bì và làm vỡ tuyến tinh dầu trên vỏ trái, sau đó vỏ trái biến màu, các vết thương trên vỏ trái khô dần tạo nên những đốm sần sùi gây nên hiện tượng ‘da lu, da cám’.
.png)
Nhện gây hiện tượng “ da lu, da cám” trên cây có múi
Sau khi thu hoạch xong tiến hành bón phân, tỉa cành tạo tán giúp cho cây thông thoáng.
Kết hợp dùng vòi nước phun mạnh lên tán lá, quả sẽ giảm mật số nhện đáng kể. Hệ thống tưới phun trên tán trong vườn bưởi là biện pháp hiệu quả để làm giảm mật số nhện trong mùa khô.
Biện Pháp phòng trừ
Sau khi thu hoạch xong tiến hành bón phân, tỉa cành tạo tán giúp cho cây thông thoáng.
Kết hợp dùng vòi nước phun mạnh lên tán lá, quả sẽ giảm mật số nhện đáng kể. Hệ thống tưới phun trên tán trong vườn bưởi là biện pháp hiệu quả để làm giảm mật số nhện trong mùa khô.
Giai đoạn cây ra hoa đậu trái: Từ giai đoạn này cần quan sát mật độ nhện, nếu thấy 1/3 lá hoặc trái thì tiến hành phun các loại thuốc sinh học như nấm xanh, nấm trắng hoặc Abamectin, Propargite kết hợp với dầu khoáng, dầu hạt bông + dầu đinh hương + dầu tỏi…