ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN PHÚ GIÁO
TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP
Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh bình dương: tăng cường giám sát cơ sở sản xuất theo tiêu chuẩn vietgap, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững | Rầy mềm gây hại cây có múi | Đón tiếp đoàn trung tâm dịch vụ nông nghiệp tp. tân uyên tham quan mô hình ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn huyện phú giáo | Một số lưu ý chăm sóc gia cầm giai đoạn chuyển mùa | Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh bình dương: tập huấn thiết lập mã vùng trồng, cơ sở đóng gói phục vụ xuất khẩu và mã vùng sản xuất nội địa | Khai giảng lớp huấn luyện ffs – iphm trên cây sầu riêng tại huyện phú giáo | Chuyển giao khoa học kỹ thuật | Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su xã tân long | Sâu vẽ bùa trên cây có múi | Bệnh corynespora trên cây cao su | Hoạt động chuyển giao khoa học kỹ thuật ttdvnn | Tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cao su tại xã tân hiệp | Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hội viên nông dân xã phước sang | Điều tra tình hình sinh vật gây hại xã tam lập | Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện phú giáo họp giao cán bộ điều tra tháng 2 và phương hướng hoạt động tháng 3/2025 | Trung tâm dvnn huyện phú giáo họp giao ban định kỳ tháng 2 và phương hướng hoạt động tháng 3/2025 | Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh trên cây sầu riêng | Khảo sát chọn vườn thực tập cho khóa huấn luyện nông dân về quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (ffs-iphm) | Rầy xanh trên cây sầu riêng và biện pháp phòng trừ | Thông báo: về việc rà soát các tổ chức cá nhân sản xuất nông nghiệp có nhu cầu tham gia chứng nhận vietgap, ocop, mã số vùng trồng, chuyển đổi số, liên kết tiêu thụ |
MỘT SỐ LƯU Ý CHĂM SÓC GIA CẦM GIAI ĐOẠN CHUYỂN MÙA  
Cập nhật ngày
05/05/2025 , Duyệt nội dung -

Một số lưu ý chăm sóc gia cầm giai đoạn chuyển mùa

    Giai đoạn chuyển mùa, thời tiết thường diễn biến xấu, điển hình là các đợt mưa đầu mùa làm thay đổi đột ngột về nhiệt độ, kéo dãn biên độ nhiệt. Sự biến đổi về thời tiết sẽ tác động đến sức khoẻ đàn vật nuôi làm giảm sức đề kháng, vật nuôi dễ mắc bệnh. Đồng thời kiểu thời tiết nắng mưa xen kẽ lại là điều kiện thuận lợi để các vi sinh vật gây bệnh phát sinh, phát triển làm tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

1. Chuồng trại và thiết bị chăn nuôi

- Kiểm tra toàn bộ chuồng trại, đảm bảo đủ diện tích, sửa chữa hoặc thay mới lại các hạng mục đã xuống cấp như tường chuồng, mái hiên, bạt che để đảm bảo chuồng nuôi không bị mưa tạt, gió lùa. Các thiết bị chăn nuôi như đèn chiếu sáng, đèn sưởi ấm, quạt thông gió phải được lắp đặt đầy đủ và kiểm tra thường xuyên đảm bảo hoạt động tốt khi cần thiết. Máng ăn, máng uống đủ số lượng, đúng kích cỡ.

- Chuẩn bị chuồng nuôi riêng cho gia súc gia cầm non: Đối với gia cầm non chuồng úm cần đảm bảo đầy đủ các thiết bị như quây úm bằng cót ép, bóng úm bằng đèn hồng ngoại, chất độn chuồng bằng trấu sạch hoặc phôi bào, máng ăn máng uống phù hợp theo lứa tuổi.

H1. Chuồng úm cho gà con

2. Thức ăn

- Thức ăn cho đàn vật nuôi phải đảm bảo sạch sẽ, đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng. Thức ăn đúng chủng loại theo từng đối tượng và lứa tuổi của vật nuôi       

- Đối với đàn gia cầm, giai đoạn úm nên sử dụng thức ăn công nghiệp hoàn chỉnh, đúng chủng loại, đúng lứa tuổi. Đối với gia cầm trưởng thành có thể sử dụng thức ăn phối trộn, cần lưu ý sử dụng các thành phần giàu protein, dễ tiêu như bột ngô, bột đậu tương, cám gạo, tăng cường thêm các vitamin, khoáng chất như Bcomlex, can xin ADE, vitamin C, … để tăng sức đề kháng giúp gia cầm thích nghi tốt với điều kiện thời tiết thay đổi lúc giao mùa.   

      

H2. Cung cấp nước sạch cho gia cầm

3. Chăm sóc nuôi dưỡng        

- Thời điểm giao mùa thời tiết thay đổi thất thường, người chăn nuôi cần lưu ý thường xuyên theo dõi dự báo thời tiết để chủ động trong công tác chăm sóc đàn vật nuôi, hạn chế tối đa sự tác động của thời tiết bất lợi.         

- Khi có dự báo mưa gió cần chủ động nuôi nhốt, mật độ nuôi nhốt cần phù hợp để tránh gia cầm dẫm đạp gây chết hoặc khó khăn khi ăn uống, vận động, mật độ phù hợp như sau:       

+ Đối với gà: Giai đoạn úm 50 - 60 con/m2; gà từ 0,5 - 1,0 kg/con nuôi với mật độ từ 8 đến 12 con/m2, gà từ 2,0 - 3,0 kg/con nuôi với mật độ từ 3 - 5 con/m2; gà đẻ nuôi với mật độ 4 con/m2.   

- Thường xuyên theo dõi tình trạng sức khoẻ của đàn vật nuôi, quan sát vật nuôi ăn uống, vận động, nếu phát hiện bất thường cần cách ly ngay ra khu vực riêng để tiếp tục theo dõi và điều trị.

- Khi mưa gió kéo dài, nhiệt đồ giảm thấp có thể chủ động sử dụng các loại kháng sinh thông thường như Ampicoli, Amoxilin, Lincomycin, … kết hợp cùng các thuốc bổ trợ như Vitamin, men tiêu hoá, … bổ sung vào khẩu phần ăn cho đàn vật nuôi để phòng các bệnh về đường tiêu hoá và hô hấp.

4. Phòng bệnh cho đàn vật nuôi

- Tăng cường vệ sinh chuồng trại: Thường xuyên quét dọn, vệ sinh trong và ngoài chuồng nuôi, khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, thu gom chất thải, cọ rửa máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi. Định kỳ 1-2 lần/tuần phun thuốc sát trùng tẩy uế chuồng trại và khu vực chăn nuôi để tiêu độc, diệt mầm bệnh bằng các loại thuốc sát trùng như Benkocid, Iodine, ... diện tích phun toàn bộ chuồng trại và khu vực chăn nuôi để hạn chế mầm bệnh.         

- Thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, tuân thủ nghiêm các quy định về cách ly và vệ sinh thú y, tiêu độc khử trùng trong chăn nuôi.        

- Thực hiện tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho đàn vật nuôi theo khuyến cáo của cơ quan thú y:         

+ Đối với đàn gà: Tiêm phòng các bệnh Niu-cát-sơn; Gumboro; Cúm gia cầm; Tụ huyết trùng          

+ Đối với đàn vịt: Tiêm phòng các bệnh Viêm gan siêu vi; Dịch tả; Cúm gia cầm

Chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng chống dịch bệnh cho gia cầm giai đoạn chuyển mùa cần được người chăn nuôi thực hiện thường xuyên, liên tục và đồng bộ các giải pháp để đảm bảo an toàn dịch bệnh gia cầm, giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh tế

 

LỊCH CÔNG TÁC
 
Quản lý văn bản
Quản Giao việc
THÔNG BÁO
THÔNG BÁO: VỀ VIỆC RÀ SOÁT CÁC TỔ CHỨC CÁ NHÂN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CÓ NHU CẦU THAM GIA CHỨNG NHẬN VIETGAP, OCOP, MÃ SỐ VÙNG TRỒNG, CHUYỂN ĐỔI SỐ, LIÊN KẾT TIÊU THỤ
Cập nhật ngày 13/02/2025 , Duyệt nội dung -
 
DỰ BÁO TÌNH HÌNH SINH VẬT GÂY HẠI TRÊN MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH CỦA HUYỆN TRONG THÁNG 01 NĂM 2025 VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ
Cập nhật ngày 31/12/2024 , Duyệt nội dung -

THÔNG BÁO VỀ CÁC SẢN PHẨM GIAO THƯƠNG TRUYỀN THỐNG VÀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU SANG TRUNG QUỐC
Cập nhật ngày 21/10/2024 , Duyệt nội dung -

 
CƠ CÂU BỘ GIỐNG CAO SU ÁP DỤNG GIAI ĐOẠN VIỆT NAM 2022-2026, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030
Cập nhật ngày 18/10/2024 , Duyệt nội dung -

CƠ CÂU BỘ GIỐNG CAO SU ÁP DỤNG GIAI ĐOẠN VIỆT NAM 2022-2026, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2030

(Theo Quyết định số 50/QĐ-HĐQTCSVN ngày 01/11 / 2021 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn CNCS...

HƯỚNG DẪN ĐIỀU KIỆN XUẤT KHẨU QUẢ BƯỞI TƯƠI TỪ VIỆT NAM SANG HÀN QUỐC
Cập nhật ngày 09/09/2024 , Duyệt nội dung -
Các điều kiện xuất khẩu quả bưởi tươi từ Việt Nam sang Hàn Quốc cho các tổ chức, cá nhân, Hợp tác xã,… trên địa bàn tỉnh có nhu cầu xuất khẩu, cụ thể như sau: 1. Yêu cầu chung 1.1 Yêu cầu về...
12
Nghị định 109/2018/nđ-cp về nông nghiệp hữu cơ

SỐ LƯỢNG TRUY CẬP
4 8 1 3
Online trong ngày: 524
Đang online: 10
TRUNG TÂM DỊCH VỤ NÔNG NGHIỆP HUYỆN PHÚ GIÁO TỈNH BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Khu phố 2, Thị Trấn Phước Vĩnh, Huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương
Điên thoại: 0274.3.672.316 Email:ttdvnnpg@gmail.com
Trưởng ban biên tập: Nguyễn Trường Hải - Giám đốc Trung tâm