Rầy xanh trên cây Sầu riêng và biện pháp phòng trừ
1. Đặc điểm gây hại và dấu hiệu nhận biết của rầy xanh trên cây sầu riêng
Xuất hiện xuyên suốt trong vườn sầu riêng ở tất cả các giai đoạn (lá non, lá lụa, lá già). Nhưng phát triển mạnh và tấn công khi cây nhú đọt mới (nhú mũi giáo).
.png)
Hình: Rầy xanh gây hại trên Sầu riêng
Lá bị rầy chích hút ban đầu xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng, sau đó mép lá bị cháy xoăn lại, khô dần và rụng, đôi khi chỉ còn trơ lại cành bị khô chĩa lên trời. Hiện tượng cháy khô lá và rụng khi bị rầy xanh chích rất dễ nhầm lẫn với các bệnh cây trồng khác như thán thư hay táp nắng, nhiễm mặn.
Nếu rầy gây hại trong thời kỳ ra hoa sẽ khiến hoa rụng, không thể đậu trái ảnh hưởng đến năng suất của mùa vụ.
2. Biện pháp phòng trừ
Thường xuyên thăm, kiểm tra vườn để phát hiện sớm sự xuất hiện của rầy.
Chăm sóc cây trồng tốt, bón phân cân đối và hợp lý để cây ra đọt non đồng loạt, tránh ra lẻ tẻ tạo cơ hội cho rầy tấn công nhiều lần.
Cần bón đầy đủ dinh dưỡng giúp cây khỏe, tăng khả năng kích kháng cho cây để giúp cây chống lại sâu bệnh. Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài thiên địch của rầy xanh trong vườn như nhện, bọ rùa Coccinella, Chrysopa sp., và ong ký sinh,…
Chủ động phun ngừa bằng các loại thuốc có hoạt chất: Abamectin, emamectin benzoate, dầu nem… vào các giai đoạn cây ra đọt non từ 2-3cm, phun cách nhau 5-7 ngày/lần. Chú ý nên luân phiên các gốc thuốc khác nhau để tránh rầy kháng thuốc.
Lưu ý: Rầy tấn công từ khi lá còn chưa mở, đến khi lá đã thành thục thì rầy không “ăn” nữa => Nên phun thuốc từ khi cây xuất hiện mũi giáo đến khi lá cuối cùng trong cơi đọt mở ra và chuyển sang thành thục.