Sâu Đục Trái Sầu Riêng và Biện Pháp Phòng Trừ
1. Đặc điểm gây hại và nhận biết của sâu đục quả
– Sâu đục trái thường đẻ trứng gần cuống trái non, sâu non nở ra đầu tiên tấn công vỏ trái sầu riêng. Sau đó, sâu tiếp tục đục vào phía trong trái và tấn công phần thịt trái.
– Sâu có thể phá hại từ khi trái còn non đến khi già sắp chín, nhưng nặng nhất là khi trái bắt đầu vô cơm (khoảng 1 tháng tuổi đối với Ri6) cho tới chín.
– Sâu gây hại vào lúc trái nhỏ sẽ làm trái bị biến dạng và rụng. Nếu sâu tấn công vào giai đoạn trái đã phát triển thì sẽ làm mất chất lượng mỗi trái
Hình: Bướm và ấu trùng sâu đục trái sầu riêng
2. Tác hại
– Những quả bị sâu tấn công, tại những lỗ đục phân sâu đùn ra ngoài, khi gặp nước mưa hoặc độ ẩm cao sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phytophthora xâm nhập gây thối quả, chổ thối sẽ chuyển sang nâu đen.
– Trên cây sầu riêng trái dạng chùm thường bị sâu gây hại nhiều hơn cho trái đơn.
.png)
Hình: Sầu riêng bị sâu đục trái tấn công
3. Biện pháp phòng trừ
– Thăm vườn thường xuyên để phát hiện kịp thời sự xuất hiện của sâu.
– Tỉa thưa quả, tỉa các quả mọc dính chùm, quả non bị nhiễm, dùng bìa cứng đặt chen vào chỗ hai quả tiếp xúc nhau.
– Thu dọn trái non bị rung do sâu gây hại tiêu hủy.
– Khi phát hiện có sâu gây hại nên tỉa bỏ những trái đã bị sâu tấn công vào phần ruột, đem tiêu hủy.
– Phun phòng trừ bằng các loại thuốc có hoạt chất: Abamectin, emamectin benzoate, Protein Toxins, Biobit… Sử dụng thuốc trong danh mục cho phép và
theo phương pháp 4 đúng, tuân thủ thời gian cách ly